Lập Trình PLC S7-300 cơ bản! 06.03.2009
1. MỤC ĐÍCH:
Trang bị cho học viên các khái niệm, khả năng lập trình và thiết kế hệ thống điều khiển tự động trên PLC SIMATIC S7-300 của hãng SIEMENS. Sau khoá học, các học viên có thể:
- Tự chọn lựa thiết bị, thiết kế đấu nối và lập trình cho một hệ thống dùng PLC S7-300.
- Có khả năng đọc, phân tích, hiệu chỉnh và cải tiến một chương trình có sẵn.
- Có khả năng bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra và thay thế phần cứng một hệ thống PLC S7-300.
2. YÊU CẦU:
Học viên là cán bộ kỹ thuật có kiến thức cơ bản về thiết kế, vận hành và sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động.
3. THỜI LƯỢNG: 40 tiết (Bao gồm lý thuyết và thực hành)
4. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CẤU TRÚC PHẦN CỨNG PLC S7-300.
1.1Các loại CPU.
1.2Các Module mở rộng và cách đấu nối.
1.3Phương pháp định địa chỉ.
1.4Các Module truyền thông và ứng dụng.
1.5Các thiết bị phân tán và ứng dụng.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM LẬP TRÌNH STEP 7.
2.1Tạo một chương trình của PLC với phần mềm STEP 7.
2.2Hệ thống ký hiệu, tín hiệu và địa chỉ.
2.3Phương pháp lập trình hình thang (Ladder).
2.4Biên dịch, Download, Upload và quan sát trực tuyến chương trình.
CHƯƠNG 3: TẬP LỆNH PLC.
3.1Các phép toán trên Bit.
3.2Các phép toán trên Byte, Word và Double Word.
3.3Bộ đếm và bộ định thời.
CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN.
4.1Cấu trúc chương trình tuần tự.
4.2Cấu trúc chương trình phân đoạn, chương trình con.
CHƯƠNG 5: XỬ LÝ TÍN HIỆU ANALOG.
5.1Giới thiệu tín hiệu Analog.
5.2Phương pháp xử lý và cân chỉnh.
CHƯƠNG 6: THIẾT LẬP CẤU HÌNH MẠNG PROFIBUS DP.
6.1Tổng quan về Profibus -DP
6.2Cấu trúc của hệ thống Profibus –DP
6.3Thiết lập cấu hình mạng PLC-PLC dùng Profibus –DP
5. THỰC HÀNH:
Học viên sẽ thực tập sau mỗi bài giảng lý thuyết theo các bài tập cụ thể của từng đề mục. Học viên sẽ thực tập trên thiết bị PLC Simatic S7-300 kết hợp với phần mềm mô phỏng của Hãng Siemens.
6. GIẤY CHỨNG NHẬN: Công Ty TAE cấp.